Rạch tầng sinh môn bao lâu thì lành? – đây là câu hỏi được đặt nhiều nhất của những mẹ bầu sinh thường. Bạn đang quan tâm về vấn đề này thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé., Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật gây cảm giác đau đớn khó chịu. Tuy nhiên đừng quá lo lắng, bài viết sẽ chỉ chị em cách vệ sinh tầng sinh môn mau lành.

Tại sao cần rạch tầng sinh môn ?
Trước khi trả lời cho câu hỏi “ Rạch tầng sinh môn bao lâu thì lành?” thì hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân tại sao phải rạch tầng sinh môn nhé. Ở các nước hiện đại, có đến 95% phụ nữ khi sinh thường phải làm thủ thuật này để giúp quá trình sinh nở dễ dàng hơn.
Chúng ta thường biết, để sinh được em bé thì đầu e bé phải đi qua lỗ âm đạo với độ rộng khoảng 10 phân. Tại thời điểm đầu bé ló ra cửa âm đạo bác sĩ thực hiện thủ thuật rạch tầng sinh môn để bé dễ dàng ra ngoài. Việc làm này cũng sẽ tránh được những tai biến khi sinh như ngạt, sang chấn sản khoa,…

Rạch tầng sinh môn sẽ áp dụng cụ thể với các trường hợp sau:
- Phụ nữ sinh thường, sinh lần đầu có tầng sinh môn giãn nở kém
- Phụ nữ viêm âm đạo
- Đáy chậu phù nề hoặc viêm
- Đường kính đầu thai nhi lớn
- Sản phụ bị bệnh lý, nhiễm độc thai kỳ,…
- Mẹ khi sinh kiệt sức, thời gian sinh đã bị kéo dài
- Tùy vào tư thế của thai nhi mà cần phải rạch tầng sinh môn.
- Sức khỏe thai nhi đang trong bụng mẹ cũng nằm trong trường hợp cần phải rạch tầng sinh môn
Sau khi rạch tầng sinh môn, các bác sĩ sẽ thực hiện khâu lại bằng chỉ tự tiêu. Vì vậy mẹ đừng quá lo lắng về vấn đề thẩm mỹ nhé. Dựa trên tình trạng vết khâu khi được tháo chỉ đồng nghĩa với việc tầng sinh môn của bạn đã lành lại.
Rạch tầng sinh môn ảnh hưởng đến thai phụ như thế nào ?
Rạch tầng sinh môn trong sinh nở được áp dụng phổ biến, tuy nhiên thủ thuật này vẫn có những hệ lụy nên không được chăm sóc đúng cách.
- Vết thương lâu lành: khi vết thương kéo dài lâu vẫn chưa lành sẽ khiến người phụ nữ đau đớn và khó chịu vô cùng.
- Nhiễm trùng da: vết thương tầng sinh môn nằm gần âm đạo và hậu môn – nơi nhiều vi khuẩn vì vậy rất dễ bị nhiễm trùng nếu không được vệ sinh đúng cách.
- Để lại sẹo mất thẩm mỹ, ảnh hướng cuộc sống vợ chồng: rạch tầng sinh môn ít nhiều sẽ để lại sẹo xấu khiến người phụ nữ tự ti khi sinh hoạt vợ chồng.
Như vậy, tuy rạch tầng sinh môn không nghiệm trong nhưng nếu không chú trọng việc chăm sóc sẽ mang đến mang đến hệ lụy không mong muốn.
Bật mí cách vệ sinh tầng sinh môn nhanh lành
Thời gian trung bình để vết thương tầng sinh môn lành là khoảng 3-4 tuần sau sinh với điều kiện chăm sóc đúng cách. Dưới đây là một số cách chăm sóc vết rạch tầng sinh môn giúp nhanh lành và tránh hậu quả xấu.
-
Chườm lạnh lên vết khâu
Theo chuyên gia trong ngành, để giảm đau và nhanh lành vết thương các mẹ có thể sử dụng chườm đá lên vết khâu. Sử dụng khăn sạch bọc túi đá và chườm khoảng 10-20p mỗi lần.
Áp dụng chườm lạnh lên vết khâu có hiệu quả trong 48-72 giờ đầu sau sinh. Cách làm này giúp mẹ giảm những cơn đau đơn làm cho tâm lý thoải mái và dễ dàng đi vào sâu giấc nghỉ ngơi.

-
Chăm sóc vùng kín, vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Nguyên tắc trong việc chăm sóc vết thương là vệ sinh sạch sẽ để hạn chế vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng. Vết khâu ở tầng sinh môn rất nhạy cảm vì vậy bạn phải nhớ rõ nguyên tắc này.
- Dùng nước ấm đun sôi để nguội vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng. Cần vệ sinh vùng kín sau khi đi vệ sinh, ít nhất ngày 3-4 lần
- Sử dụng quần chip dùng 1 lần chất liệu cotton
- Không sử dụng dụng cụ thụt âm đạo sao vào trong
-
Chế độ ăn uống, sinh hoạt
Những tác động từ chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng sẽ giúp đẩy nhanh quá trình lành vết thương:
- Kiêng quan hệ vợ chồng cho đến khi vết thương lành.
- Ăn thực phẩm nhuận tràng, tránh táo bón khi đi đại tiện phải cẩn thận không sẽ khiến tầng sinh môn rách sau khâu.
- Tham khảo sử dụng thuốc giảm đau không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé nếu quá đau.
Phải nói rằng rạch tầng sinh môn là nỗi ám ảnh của mọi người phụ nữ khi sinh thường. Dù biết đau nhưng người mẹ luôn sẵn sàng hy sinh để thiên thần nhỏ chào đời. Vết thương rồi sẽ lành nhưng hạnh phúc sẽ mãi mãi vì vậy các mẹ hãy cố gắng và chú ý đến vệ sinh là được nha.